bảo hiểm xã hội - tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - 6 sáo trúc vũ gia
anoymous

    Tai nạn lao động xuất hiện cùng với quá trình lao động sản xuất của con người. Tai nạn lao động có thể xảy ra ở mọi ngành nghề, mọi quốc gia. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thực hiện nhằm giảm thiểu tai nạn lao động như sử dụng máy móc thay thế, trang bị phương tiện bảo hộ lao động... Nhưng dù cố gắng đến đâu thì tai nạn lao động vẫn xảy ra. Chính vì vậy tai nạn lao động không chỉ là vấn đề quan tân của mỗ quốc gia mà còn là vấn đề chung của toàn cầu. Tổ chức Lao Động quốc tế (ILO) đã thông qua nhiều Công ước và Khuyến nghị quy định các tiêu chuẩn, các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế tai nạn lao động cũng như sự trợ giúp cho người bị tai nạn lao động
  1. Tai nạn lao động là gì?
    Có nhiều khái niệm về tai nạn lao động
    - Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
    - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể của người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động . (Theo Điều 105 Bộ luật Lao động).
    - Tai nạn lao động là tai nạn bất ngờ xảy ra do lao động hay trong quá trình lao động, có thể gây tử vong hoặc gây cho cơ thể một tổn thương hoặc một rối loạn chức năng vĩnh viễn hay tạm thời (Từ điển Bách Khoa Việt Nam).
2. Đặc điểm của tai nạn lao động
  • Là tai nạn xảy ra bất ngờ
  • Tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc của người lao động, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ lao động
  • Tai nạn gây ra hậu quả cho người lao độngcó thể là tử vong hoặc làm tổn thương đến một bộ phận,chức năng nào đó của cơ thể.

Vấn đề cốt lõi khi xác định tai nạn lao động là ở phạm vi liên quan đến “thực hiện nhiệm vụ lao động” của ngời lao động. Điểm quan trọng nhất để phân biệt tai nan lao động với tai nạn rủi do là ở chỗ tai nạn đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của người lao động (bị tai nạn) hay không. Chỉ được coi là tai nạn lao động khitai nạn đó xảy ra trong quá trình người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động được pháp luật quy định, nội quy, quy chế của đơn vị sử dụng lao động quy định hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.... Ngoài trường hợp bị tai nạn trong khi đang làm việc, nhiều nước còn quy định trường hợp tai nạn lao động không xảy ra trong quá trình làm việc được coi là tai nạn lao động, chẳng hạn người lao động bị tai nạn trên đường đi làm hoặc đi làm về, tai nạn khi nghỉ giữa ca làm việc... đó là những tai nạn được coi là tai nạn lao động.

3. Phân loại tai nạn lao động
  • Tai nạn lao động chết người: người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đưa đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu và trong thời gian điều trị.
  • Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một chấn thương được quy định trong danh mục nhà nước ban hành.
  • Tai nạn lao động nhẹ: người bị tai nạn không thuộc hai đối tượng trên.

Kết luận: việc đưa ra một khái niệm thống nhất về tai nạn lao động và chỉ ra phạm vi xác đinh của tai nạn lao động là rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách dành cho người bị tai nạn lao động đặc biệt là trong việc xác định trách nhiệm của các bên liên quan

II. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp cùng với tai nạn lao động được coi là “rủi ro nghề nghiệp” của người lao động, là tiêu chí để đánh giá tình hình an toàn và vệ sinh lao động ở một đơn vị, một ngành hay một quốc gia.
  1. khái niệm bệnh nghề nghiệp
    Theo quy định của Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) thì :
    Một bệnh mà người lao động mắc phải do ảnh hưởng của một yếu tố có hại nào đó trong quá trình là việc của mình thì được gọi là bệnh nghề nghiệp.
    Các yếu tố ảnh hưởng này có tình chất thường xuyên và kéo dài gây nên sự tích lũy tiềm tàng về bệnh tật cho cơ thể.
Theo Bộ luật Lao Động thì bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động lên cơ thể người lao động
Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp có thể là hệ quả của các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại... do các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí độc, bụi độc, các chất phóng xạ... do các yếu tố sinh hóa như: sinh vật, vi sinh vật, các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, côn trùng... hoặc các yếu tố về tư thế lao động, mức độ hợp lý về không gian nơi làm việc, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý không thuận lợi...
Như vậy có thể gọi tình trạng bệnh lí mang tình chất đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân gây bệnh là do tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.

  1. Đặc điềm của bệnh nghề nghiệp
  • Gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
  • Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp có thể là hệ quả của các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại... do các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí độc, bụi độc, các chất phóng xạ... do các yếu tố sinh hóa như: sinh vật, vi sinh vật, các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, côn trùng... hoặc các yếu tố về tư thế lao động, mức độ hợp lý về không gian nơi làm việc, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý không thuận lợi...
  • Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động dần dần, phá hủy các bộ phận, chức năng của người lao động sinh ra bệnh.

  1. Phân loại bệnh nghề nghiệp
    Phân loại theo yếu tố tác động
    - Yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại...
    - Yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí độc, bụi độc, các chất phóng xạ...
    -Yếu tố sinh hóa như: sinh vật, vi sinh vật, các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, côn trùng...
    -Yếu tố về tư thế lao động, mức độ hợp lý về không gian nơi làm việc, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý không thuận lợi...
    nguồn: giáo trình bảo hiểm xã hội trang 371

bảo hiểm xã hội - tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Chia sẻ
Báo lỗi

Bình luận